Thực Trạng Thị Trường Lao Động Ở Hải Phòng

Thực Trạng Thị Trường Lao Động Ở Hải Phòng

Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cả nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, dần dần chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động thất nghiệp, chưa có việc làm của thành phố có xu hướng giảm từ 11,25%, (năm 1991) còn 82% (năm 1994), 6,16% (năm 1997) và 6,18% (năm 1998). Theo điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội công bố ngày 25/10/2001, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,28%. Kinh nghiệm mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đã cho kết luận; tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ va tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI). Tốc độ tăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng việc làm lên 0,18%. Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0,09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người. Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất. Nội dung của đề tài gồm:

Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cả nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, dần dần chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động thất nghiệp, chưa có việc làm của thành phố có xu hướng giảm từ 11,25%, (năm 1991) còn 82% (năm 1994), 6,16% (năm 1997) và 6,18% (năm 1998). Theo điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội công bố ngày 25/10/2001, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,28%. Kinh nghiệm mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đã cho kết luận; tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ va tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI). Tốc độ tăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng việc làm lên 0,18%. Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0,09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người. Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất. Nội dung của đề tài gồm:

Tình hình sản xuất cây chè tại Việt Nam những năm gần đây

Cùng chúng tôi tìm hiểu về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam thông qua các ý dưới đây nhé!

Thực trạng thị trường của cây chè xanh Việt Nam

Việt nam là quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất chè. Những năm gần đây ngành chè không chỉ sản xuất trong nước mà còn vươn ra thế giới, đem lại một giá trị kinh tế khá lớn cho xã hội, tạo được cơ hội việc làm cùng thu nhập để cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 ngành chè Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách.

Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn.

Diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn phải kể đến như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha).

Hiện nay, Việt nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, trong đó có một số giống mang hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng.

Những khó khăn trong việc sản xuất chè Việt Nam

Tuy có những vượt bật trong sự phát triển về canh tác sản xuất chè nhưng hiện nay, ngành chè đang tồn tại một số khó khăn như:

Tình hình thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế

Tình hình tiêu thụ cây chè Việt Nam chủ yếu vẫn là trong nước và xuất khẩu đến các thị trường ngoài nước dễ tính. Với thị trường tiêu thụ chè trong nước, chè được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ Tết và sự kiện quan trọng. Còn với thị trường xuất khẩu ngành chè có mức độ ổn định ở các thị trường như: Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia,… Với các thị trường khó tính như Mỹ, EU,.. thì ngành chè Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận bởi chè Việt Nam chưa đạt những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây

Theo thống kê, tình hình chè Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về diện tích và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Năm 2017, với diện tích đất trồng chè là 129,3 nghìn ha. Trong đó cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc, Lâm Đồng và Thái Nguyên.

Trong những năm gần đây, ngành chè nước ta không chỉ có những chuyển biến tích cực về diện tích canh tác mà còn tích cực trong việc tăng cả về năng suất, sản lượng một cách đáng kể. Cả nước có gần 600 cơ sở sản xuất và cung ứng chè. Trong đó có thể kể đến các vùng trọng điểm chuyên canh như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng.

Theo thống kê sản lượng thì sản xuất chè Việt Nam vào tháng 11 năm 2020 đạt 175.000 tấn, xấp xỉ bằng 180.000 tấn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 5000 tấn.

Khả năng tiêu thụ chè trong nước ở mức ổn định là 45.000 tấn với giá bán ra thị trường là 150.000 đồng/kg. Hiện nay dòng chè Shan khá được ưa chuộng và có giá thành cao trong thị trường tiêu thụ. Doanh thu trong nước trong khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD trong tổng số 552 triệu USD doanh thu toàn ngành.

Xem thêm: Bật Mí: TOP Các Thương Hiệu Trà Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng chè Việt Nam xuất khẩu của cả nước đạt 58.090 tấn. Con số này tăng 0,3% so với lượng chè xuất khẩu cùng kỳ của năm 2020, thu về 94,86 triệu USD tăng 4,4%, giá trung bình đạt 1.632,9 USD tăng 41%.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2021 cả nước có lượng chè xuất khẩu đạt 11.110 tấn, tương đương với thu về 19,57 triệu USD, giá trung bình tính được là 1.761 USD/ tấn tăng 9,8% về lượng và tăng 18,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021, tăng 8,1% về giá. So với tháng 6/2020 thì giảm 7,8% về lượng và giảm 2,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá.

Pakistan vẫn là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu sang, con số đạt trên 17.274 tấn, tương đương với 33,41 triệu USD, giá trung bình 1.933,9 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 14,4% về kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 29,7% trong tổng lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu lượng chè tăng 15 % và tăng 12,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 2% về giá so với 6 tháng đầu của năm 2020, đạt 8.425 tấn, tương đương 12,98 triệu USD.

Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 6.501 tấn, tương đương với 10,33 triệu USD, giá 1.589 USD/tấn, giảm 11,8% về lượng, giảm 7% kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đáng chú ý nhất là Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021 sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh 55% về lượng, tăng đến 59% về kim ngạch và giá tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 5.405 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 1.552,4 USD/tấn.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay.

BNEWS Giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, Thụy Sỹ đang trải qua tình trạng thiếu hụt lao động kỷ lục trong một số lĩnh vực then chốt.

Tình trạng dân số già và lối sống thay đổi đang làm biến đổi sâu sắc thị trường lao động quốc gia Tây Âu và đây mới chỉ là bước khởi đầu.

Cuối năm 2022, Thụy Sỹ ghi nhận hơn 120.000 cơ hội việc làm được đăng ký. Đây là con số cao nhất được Cục Thống kê Liên bang Thụy Sỹ ghi nhận kể từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập các dữ liệu liên quan vào năm 2003.

Các vị trí tuyển dụng lâu dài được ghi nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, y tế, thương mại, khách sạn và nhà hàng, xây dựng và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, một số công việc có chuyên môn quan trọng nhất định, được ghi lại trong chỉ số thiếu hụt kỹ năng hàng năm của Adecco, lại tỏ ra đặc biệt khó tìm kiếm.

Nhu cầu về nhân sự được khuếch đại bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 20 năm qua - ở mức 2,2%, theo Ban thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO). Với tỷ lệ này, có thể coi là Thụy Sỹ đang toàn dụng lao động.

không hề đơn độc trong thách thức này. Báo cáo về những khó khăn tuyển dụng trong cuộc khảo sát năm 2022 của ManpowerGroup cho thấy mức độ thiếu hụt lao động toàn cầu nghiêm trọng chưa từng có.

Theo ManpowerGroup, tình trạng thiếu lao động ở Thụy Sỹ nằm ở mức trung bình toàn cầu, với 74% các công ty đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự cần thiết. Tình hình đặc biệt căng thẳng ở vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Bồ Đào Nha, Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ.

Mặc dù có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhưng tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng ở mức thấp lịch sử. Nhìn chung, đã lâu rồi kinh tế thế giới mới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động như vậy.

Xu hướng phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu nhân sự của các công ty tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động hiện nay cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ cấu khác.

Theo Philippe Wanner - Giáo sư viện nhân khẩu học và kinh tế xã hội của Đại học Geneva, dân số già là thách thức chính ở các nước phát triển. Tỷ lệ sinh ở các nước công nghiệp hóa từ lâu đã thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng thay thế thế hệ (2,1 trẻ em/phụ nữ), kể cả ở Trung Quốc, nơi dân số đã giảm lần đầu tiên sau 60 năm vào năm 2022.

Thế hệ baby boomers - thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số từ năm 1945 đến đầu những năm 1960 - đã bắt đầu nghỉ hưu. Đỉnh điểm nghỉ hưu của thế hệ này sẽ diễn ra từ nay đến năm 2030, để lại một khoảng trống khó lấp đầy.

Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong một số ngành nghề như y học đa khoa. Ở Thụy Sỹ, sự xuất hiện của những người lao động trẻ tuổi tham gia vào lực lượng lao động không còn bù đắp được cho những người nghỉ hưu, và khoảng cách sẽ chỉ ngày càng lớn hơn từ nay đến cuối thập kỷ này.

Sẽ thật ngây thơ khi hy vọng rằng tỷ lệ sinh mới sẽ khắc phục được vấn đề. Ông Wanner nói: “Trong các xã hội tư bản, các gia đình đông con thường không tương thích với hai cha mẹ đang đi làm. Ông giải thích, chỉ những chính sách gia đình hào phóng như ở các nước Bắc Âu mới có thể khuyến khích tỷ lệ sinh cao hơn, nhưng không phải trong ngắn hạn”.

Ông Wanner xác định hai chiến lược chính để giải quyết cuộc khủng hoảng lao động. Đầu tiên là tạo điều kiện hòa nhập tốt hơn để một số nhóm lao động thiếu việc làm tham gia thị trường lao động. Ở Thụy Sỹ, điều này có thể áp dụng đặc biệt cho phụ nữ, đặc biệt là những người có trình độ thấp hơn, nhiều người trong số họ hiện không có động lực kinh tế để đưa con cái vào nhà trẻ – và cho những người xin tỵ nạn.

Cách tiếp cận thứ hai là khuyến khích nhập cư. Thụy Sỹ đã cam kết đi theo con đường này từ năm 2002 do thỏa thuận giữa Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho phép người dân tự do đi lại. Trong 20 năm qua, dân số của Thụy Sỹ đã tăng 20% và dự kiến sẽ đạt 9 triệu người vào năm 2023. Sự tăng trưởng nhanh chóng này trong hai thập kỷ qua là không đồng đều ở châu Âu và phần lớn là do nhập cư, với khoảng 30% cư dân Thụy Sỹ được sinh ra ở nước ngoài.

Liệu sự tăng trưởng này có bền vững? Số lượng cơ hội việc làm đặc biệt cho thấy dòng lao động nước ngoài bắt nguồn từ nhu cầu kinh tế thực sự. Nhưng nhập cư cũng có những tác động đối với cơ sở hạ tầng, nhà ở và sự gắn kết xã hội. Do đó, nhập cư mang tính chính trị cao và có thể trở thành một trong những vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử liên bang, dự kiến vào mùa Thu năm 2023.

Để lôi kéo những người nhập cư có kỹ năng mong muốn, một quốc gia phải hấp dẫn. Cho đến nay, Thụy Sỹ chắc chắn đã nắm giữ lợi thế này nhờ mức lương hậu hĩnh, điều kiện làm việc thuận lợi và mức sống cao. Tuy nhiên, cạnh tranh toàn cầu về người lao động chắc chắn sẽ gay gắt hơn do tình trạng thiếu lao động trên toàn thế giới. Ông Wanner chỉ ra rằng các quốc gia đang tìm kiếm các bộ kỹ năng chuyên biệt hơn bao giờ hết và “không rõ liệu Thụy Sỹ có thể duy trì sức hấp dẫn của mình đối với giới tinh hoa chuyên nghiệp hay không”.

Ông Wanner cho biết, một số quốc gia đã bắt đầu “một loại tiếp thị nhân khẩu học” để thu hút người lao động. Chẳng hạn, nhiều người trong cộng đồng người Bồ Đào Nha trẻ tuổi đang trở về nhà nhờ điều kiện kinh tế được cải thiện ở quê hương và các ưu đãi tài chính cho việc hồi hương mà nước này đã đưa ra kể từ năm 2019.

Những thách thức mà các nền kinh tế thế giới phải đối mặt tồn tại không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Ông Wanner lưu ý rằng sự đảo ngược tháp tuổi đang diễn ra “trong quá trình biến đổi ghê gớm của thị trường lao động”. Ông cũng chỉ ra rằng sự chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ sang chuyên môn hóa và lĩnh vực dịch vụ đang khiến một số ngành nghề biến mất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất; đồng thời khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của các công việc khác, ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ.

Ông Wanner nói: “Những thay đổi này chắc chắn sẽ còn nổi bật hơn nữa trong tương lai, với tiến bộ về người máy và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, ông tin rằng các công nghệ mới sẽ chỉ có thể thay thế một phần công nhân. Ông Wanner nhấn mạnh: “Yếu tố con người đang và sẽ luôn quan trọng. Chúng ta chưa phát minh ra robot có khả năng xây dựng đường xá”.

Ông Wanner cho biết, trong 20 năm qua, Thụy Sỹ đã trông cậy vào những người lao động châu Âu để lấp đầy những công việc mà người Thụy Sỹ không muốn làm, những công việc thường yêu cầu ít bằng cấp hơn. Tuy nhiên, ông dự đoán, với trình độ đào tạo ngày càng tăng trên khắp châu Âu, việc tuyển dụng từ bên ngoài EU sẽ ngày càng cần thiết. Tuy nhiên, nhập cư vào Thụy Sỹ từ các nước ngoài EU được quy định chặt chẽ và chỉ được phép cho những người lao động có trình độ cao.

“Đây có thể là vấn đề trong tương lai,” ông Wanner nói. Vẫn chưa rõ giới chính trị sẽ vật lộn với câu hỏi hóc búa này như thế nào trong những năm tới, cũng như liệu có đồng ý nới lỏng các hạn chế hay không.

Ông Wanner giải thích rằng sự thay đổi nhân khẩu học sẽ gây ra những thay đổi trực tiếp nhất định trên thị trường lao động. Ví dụ, sự gia tăng dân số và giảm quy mô hộ gia đình sẽ đòi hỏi phải có thêm nhà ở và do đó thúc đẩy ngành xây dựng. Dân số già và thực tế là ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm sẽ làm tăng nhu cầu về người chăm sóc.

Tuy nhiên, lập kế hoạch chính xác cho các nhu cầu trong tương lai là rất khó khăn, đặc biệt là đối với các ngành nghề chưa tồn tại. Cần phải có khả năng dự đoán nhu cầu kinh tế trong 10 năm tới để bắt đầu điều chỉnh giáo dục và đào tạo cho phù hợp, ông Wanner giải thích./.