Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 4, 5, 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, việc xử phạt vi phạm đối với một số hành vi nhằm trốn nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu: Phạt từ 200.000 - 600.000 đồng và buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng và buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Phạt từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng và buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 1.500.000 - 2.500.000 đồng.
Theo Điều 332 Bộ luật hình sự quy định người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp phạm tội có hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
Tuổi đi nghĩa vụ quân sự phải được tính tròn ngày, tròn tháng, tròn năm. Công dân A có ngày tháng năm sinh là dd/mm/yyyy thì thời gian công dân đủ tuổi được tính cụ thể như sau:
Hết 25 tuổi (đủ 26 tuổi): dd/mm/(yyyy + 26)
Hết 27 tuổi (đủ 28 tuổi): dd/mm/(yyyy + 28)
Ví dụ: Trần Thanh Phong sinh ngày 25/06/2000. Vậy cách tính tuổi của Phong để đi nghĩa vụ quân sự như sau:
+ Đủ 18 tuổi: 25/06/(2000+18) = 25/06/2018
Vậy từ ngày 25/06/2018, Phong bắt đầu bước vào độ tuổi được gọi nhập ngũ.
+ Hết 25 tuổi: 25/06/(2000+26) = 25/06/2026
Vậy từ ngày 25/06/2026, Phong mới hết tuổi gọi nhập ngũ (trong trường hợp hết 25 tuổi).
+ Hết 27 tuổi: 25/06/(2000+28) = 25/06/2028
Nếu Phong thuộc trường hợp được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì đến hết ngày 5/06/2028, Phong mới hết tuổi gọi nhập ngũ.
Lưu ý: Trường hợp có hành vi nhằm trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự thì công dân có thể bị xử phạt vị phạt hành chính hoặc bị phạt tù, cụ thể như sau: