Việc nắm rõ chính xác các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh quyết định kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào hay loại hàng hóa, dịch vụ nào. Vậy cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh như thế nào cho chính xác. Để biết được nhu cầu hoạt động của mình thuộc mã ngành nghề nào theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Mời bạn xem qua cách thức tra cứu mã ngành nghề nhanh nhất.
Việc nắm rõ chính xác các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh quyết định kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào hay loại hàng hóa, dịch vụ nào. Vậy cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh như thế nào cho chính xác. Để biết được nhu cầu hoạt động của mình thuộc mã ngành nghề nào theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Mời bạn xem qua cách thức tra cứu mã ngành nghề nhanh nhất.
Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam là căn cứ để lựa chọn mã ngành nghề khi thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm Danh mục và Nội dung, cụ thể:
– Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
– Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
– Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
– Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
– Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
– Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
– Ngành cấp 2: 42: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
– Ngành cấp 3: 421: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
– Ngành cấp 4: 4211: Xây dựng công trình đường sắt
– Ngành cấp 5: 42110: Xây dựng công trình đường sắt
Mã ngành: 4211- 42110: Xây dựng công trình đường sắt
– Xây dựng đường sắt (bao gồm cả cầu đường sắt);
– Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông đường sắt và các loại tương tự.
– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);
– Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc);
Trước khi thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp mới, bạn cần tra cứu mã số ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Khi đó, cách thức tra cứu về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ – website chính thức về đăng ký doanh nghiệp của Cổng thông tin Quốc gia.
Bước 3: Chọn vào mục Tra cứu ngành nghề kinh doanh
Bước 4: Nhập những từ có gợi ý liên quan đến nhu cầu kinh doanh
Ví dụ như: “sản xuất thép”; “bán buôn gạo”; “bán lẻ quần áo”…
Bước 5: Đọc kĩ các nội dung để lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp
Tại đây, danh sách các ngành nghề kinh doanh được hiện ra dưới dạng bảng cùng mã ngành nghề kinh doanh. Bạn chỉ cần tra cứu theo từ khoá hoặc theo mã ngành để biết được chính xác tên gọi của ngành nghề kinh doanh muốn lựa chọn.
Hướng dẫn: Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 (có 4 số) sau đó bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh trên thực tế của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán nước hoa, mỹ phẩm nhập khẩu đăng ký mã ngành như sau:
4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán nước hoa, mỹ phẩm nhập khẩu
Trên đây là chia sẻ của Luật Bisatx về các tra mã ngành nghề đăng ký kinh doanh năm 2024 để mọi người tham khảo. Trường hợp quý khách hàng chưa rõ về việc tra cứu ngành nghề kinh doanh, quý khách liên hệ lại với chúng tôi qua các kênh hỗ trợ trực tuyến trên website.
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Để biết rõ ngành nghề kinh doanh đó cần phải đáp ứng điều kiện nào theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp tra cứu các lĩnh vực, kinh doanh online có điều kiện để nắm bắt thông tin chính xác trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh, sản xuất.