Tình Trạng Lao Động Trẻ Em

Tình Trạng Lao Động Trẻ Em

Hôm nay, Cục Lao Động Quốc Tế vừa công bố “Danh Sách Hàng Hoá Sản Xuất bởi Lao Động Trẻ Em hoặc Lao Động Cưỡng Bức” năm 2024. Danh sách này dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn bóc lột lao động toàn cầu đang gây ảnh hưởng đến hàng triệu người và liên quan đến các vấn đề toàn cầu cấp bách. Ba xu hướng chính nổi bật là:

Hôm nay, Cục Lao Động Quốc Tế vừa công bố “Danh Sách Hàng Hoá Sản Xuất bởi Lao Động Trẻ Em hoặc Lao Động Cưỡng Bức” năm 2024. Danh sách này dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn bóc lột lao động toàn cầu đang gây ảnh hưởng đến hàng triệu người và liên quan đến các vấn đề toàn cầu cấp bách. Ba xu hướng chính nổi bật là:

Vấn nạn bóc lột lao động ngày càng lan rộng trên toàn cầu

Từ năm 2022, danh sách của chúng tôi đã tăng từ 159 món hàng hóa ở 78 quốc gia lên đến 204 món hàng hóa ở 82 quốc gia và khu vực. Chúng tôi đã bổ sung 72 mặt hàng mới ở khắp các ngành nghề, bao gồm cả hàng tiêu dùng, đồ điện tử, may mặc, dệt may và sản xuất. Sự lan rộng này nêu bật lên rằng những nỗ lực hiện tại trong việc giải quyết vấn nạn bóc lột lao động chưa theo kịp với các xu hướng sản xuất toàn cầu đang thay đổi.

Các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày nay rất phức tạp và luôn thay đổi, có mặt ở nhiều quốc gia và khu vực với nhiều tầng lớp khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến tính minh bạch trong các thực hành lao động, đặc biệt là ở cấp độ sản xuất. Áp lực duy trì mức chi phí thấp và mong muốn biên lợi nhuận cao hơn kết hợp cùng nhu cầu hàng giá rẻ của người tiêu dùng tạo ra những tình trạng duy trì các thực hành lao động bóc lột. Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ xem xét các sự cố vi phạm lao động riêng lẻ, mà còn nhìn vào bức tranh toàn cảnh - toàn bộ chuỗi cung ứng.

Lao động cưỡng bức góp phần thúc đẩy sự thống trị sản xuất toàn cầu của Trung Quốc

Từ năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt lao động cưỡng bức lên người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Năm nay, chúng tôi đã bổ sung vào danh sách sáu loại hàng hóa mới do lao động cưỡng bức tại Trung Quốc sản xuất – soda ăn da, silicon cấp luyện kim, polyvinyl chloride, nhôm, táo đỏ và mực ống – điều này có nghĩa là các hàng hóa sản xuất bởi lao động cưỡng bức đang ngày càng xâm nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, từ điện tử đến công nghệ năng lượng tái tạo.

Mặc dù những xu hướng này khá đáng lo ngại, chúng ta vẫn thấy những dấu hiệu tiến bộ. Bốn loại hàng hóa đã được loại khỏi danh sách – việt quất từ Argentina, muối từ Campuchia, tôm từ Thái Lan và fluorspar từ Mông Cổ – dựa trên bằng chứng cho thấy lao động trẻ em đã được loại bỏ, chỉ trừ vài trường hợp đơn lẻ. Tuy nhiên, tiến bộ trong trách nhiệm của doanh nghiệp và nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại tình trạng sử dụng lao động trẻ em vẫn còn chậm chạp. Báo cáo "Phát Hiện Mới Nhất về Những Hình Thức Lao Động Trẻ Em Tồi Tệ Nhất" của chúng tôi cung cấp những thông tin chuyên sâu quý giá về những điểm cần khắc phục cho các chính phủ. Ví dụ, 60% khuyến nghị của chúng tôi dành cho chính phủ liên quan đến việc củng cố luật và quy định cũng như việc thực thi chúng.

Để giải quyết các vấn đề dai dẳng này, chúng ta cần những nỗ lực tức thời và đồng bộ từ các chính phủ và doanh nghiệp:

Sự phức tạp của các chuỗi cung ứng toàn cầu không phải là lý do để trì hoãn hành động. Thay vào đó, nó là lời kêu gọi những phương pháp tiếp cận sáng tạo, toàn diện và hợp tác hơn để đảm bảo các thực hành lao động có đạo đức trên toàn thế giới.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy xem các báo cáo mới nhất của chúng tôi.

Marcia Eugenio là giám đốc Văn Phòng về Lao Động Trẻ Em, Lao Động Cưỡng Bức và Buôn Người ở Cục Lao Động Quốc Tế. Theo dõi ILAB trên X/Twitter tại @ILAB_DOL và trên LinkedIn.

Danh sách khoáng sản quan trọng ngày càng mở rộng

Số lượng các khoáng sản quan trọng được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức đã tăng lên 12 loại, và có nhiều loại rất quan trọng cho các công nghệ xanh, như sản phẩm năng lượng mặt trời và xe điện. Trẻ em ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Zambia và Bolivia đang phải khai thác coban, lithium và các khoáng sản thiết yếu khác. Nhôm và polysilicon từ Trung Quốc, niken từ Indonesia và coban từ DRC nhuốm đầy mồ hôi của những người bị cưỡng bức lao động.

Xu hướng này đặt ra một thách thức ngày càng to lớn mà chúng ta không thể bỏ qua: đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch của chúng ta đồng thời bảo vệ những người lao động dễ bị tổn thương. Khi nhu cầu về các khoáng sản quan trọng tăng nhanh, mức độ cấp bách của việc giải quyết vấn nạn bóc lột lao động cũng tăng theo. Sự chậm trễ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều trẻ em phải làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm, nhiều người lao động bị bóc lột, và những hành vi vi phạm lao động ngày càng xâm nhập sâu vào các chuỗi cung ứng này.