Sau khi học xong khóa này mình cảm thấy càng thích tiếng Trung hơn. Chỉ muốn nhanh tay đăng ký học khóa thứ 2. Thầy Trọng là người đã truyền cảm hứng và đồng hành cùng mình trong suốt khóa học, thầy không những tận tâm, nhiệt huyết mà còn siêu cấp dễ thương. Thầy phát âm chuẩn, chỉnh sửa phát âm và luyện phản xạ giao tiếp cho từng học viên. Trong lớp, thầy luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái với tinh thần “học hết mình, chơi hết mình”. Đặc biệt, trong lớp hay tổ chức những buổi liên hoan nho nhỏ để mọi người gắn kết với nhau hơn. Tại trung tâm, mình đã có thêm được nhiều người bạn mới
Sau khi học xong khóa này mình cảm thấy càng thích tiếng Trung hơn. Chỉ muốn nhanh tay đăng ký học khóa thứ 2. Thầy Trọng là người đã truyền cảm hứng và đồng hành cùng mình trong suốt khóa học, thầy không những tận tâm, nhiệt huyết mà còn siêu cấp dễ thương. Thầy phát âm chuẩn, chỉnh sửa phát âm và luyện phản xạ giao tiếp cho từng học viên. Trong lớp, thầy luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái với tinh thần “học hết mình, chơi hết mình”. Đặc biệt, trong lớp hay tổ chức những buổi liên hoan nho nhỏ để mọi người gắn kết với nhau hơn. Tại trung tâm, mình đã có thêm được nhiều người bạn mới
Sau khi đã nắm chắc được phiên âm là lúc bạn học về hệ thống chữ viết.
Chữ Hán gồm 8 nét cơ bản và 8 quy tắc chính. Việc nằm lòng các quy tắc sẽ khiến bạn viết nhanh hơn, ghi nhớ cách viết dễ dàng hơn.
Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nét gập: có một nét gập giữa nét.
Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.
Quy tắc 4: Trái trước phải sau.
Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau.
Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.
Khi đã nắm chắc các nét và quy tắc viết thì bạn nên học bộ thủ. Bởi vì phần lớn chữ Hán sẽ chứa bộ thủ để biểu thị cho một phần nghĩa hoặc phần âm. Ghi nhớ bộ thủ giúp bạn dễ dàng nhận biết chữ và nhớ chữ hơn.
Thời gian đầu, bạn có thể học trước 50 bộ thủ thông dụng trong 214 bộ thủ Tiếng Trung.
Tham khảo các phần mềm hỗ trợ việc học và viết chữ tại đây.
Có thể khi học viết bạn sẽ thấy thật phiền phức khi phải viết chữ theo thứ tự. Cứ đúng chữ là được chứ thứ tự các nét thì có gì quan trọng? Tuy nhiên, việc viết chữ “không có quy tắc” khiến các bạn viết chữ mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, nó cũng khiến việc ghi nhớ chữ khó khăn hơn. Các quy tắc giúp bạn viết chữ tiện nhất và tạo cho bạn một thói quen khi viết chữ. Bộ thủ cũng vậy. Cùng một thời gian học, việc học chữ thông qua bộ thủ sẽ nhớ chữ tốt hơn rất nhiều.
Khi học một từ mới, chúng ta sẽ phải nhớ mặt chữ Hán và cách đọc của nó. Có nhiều cách như: ghi nhớ qua hình ảnh, ghi nhớ bằng các bộ thủ…
Flashcard là một hình thức học từ vựng vô cùng hiệu quả. Người học sẽ sử dụng các mẩu giấy nhỏ để viết từ mới vào một mặt. Mặt còn lại để ghi ý nghĩa kèm ví dụ. Flashcard giúp chúng ta có thể dễ dàng ôn tập lại các từ mới đã học.
Ban đầu, các bạn nên học những từ thông dụng theo các chủ đề đơn giản nhất qua giáo trình. Bạn có thể tự làm flashcard hoặc mua sẵn trên mạng hay nhà sách.
Chữ Hán thường khá khó nhớ. Để nhận được mặt chữ và nhớ từ, hãy luyện viết đi viết lại nhiều lần. Với người mới bắt đầu học Tiếng Trung, nên sử dụng vở ô ly và bút mực. Chúng sẽ giúp các bạn thuận lợi hơn trong việc viết chữ tượng hình, căn nét.
Bạn có thể viết đi viết lại một từ nhiều lần. Hãy đặt câu với các từ đấy rồi chép lại để một lúc có thể học được nhiều từ hơn.
Hãy chú ý viết đúng thứ tự các nét và bộ thủ trong từng chữ.
Mình tin là những thứ càng thú vị lại càng dễ nhớ. Do đó, hãy thử chọn những cuốn sách đầy màu sắc và hình ảnh. Chắc hẳn nó sẽ dễ nhớ hơn so với việc học một trang sách đầy chữ. Hình tượng hóa từng con chữ và tư hình dung nó để nhớ từ nhanh hơn nhé.
Cũng giống như một đứa trẻ tự khám phá các từ thông qua ngữ cảnh. Dừng lại việc suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới nhẩm dịch sang Tiếng Trung. Bạn hãy thử tập cho não bộ của mình suy nghĩ bằng tiếng Trung nhé! Suy nghĩ của bạn có thể chưa được nhanh, nhưng hãy thật cố gắng nhé. Chỉ một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy khả năng tiếng Trung của mình cải thiện. Phản xạ nói tiếng Trung cũng nhanh hơn rất nhiều.
Hãy tự mình viết ra một đoạn văn hoặc một đoạn đối thoại. Chú ý vận dụng hết các từ vựng và ngữ pháp đã học. Sau đó, bạn mới tìm những từ mình chưa biết, bổ sung và hoàn thành đoạn hội thoại của mình.
Phương pháp nghe có vẻ mới lạ này là thành quả nghiên cứu độc quyền của Tiếng Trung Cầm Xu. Có thể các bạn mới bắt đầu tìm hiểu Tiếng Trung sẽ không ngờ được rằng mình có lợi thế học Tiếng Trung hơn hẳn các bạn ở nhiều quốc gia khác nhờ vào kho từ Hán Việt. Như hình trên, từ một từ chúng mình hoàn toàn có thể ghép thành nhiều từ khác nhau. Điều này dựa trên nghĩa của âm Hán Việt để mở rộng vốn từ.
Ngoài những phương pháp kể trên thì bạn hoàn toàn tận dụng những sở thích của mình vào việc học. Lướt tiktok, nghe nhạc, xem phim, xem các show thực tế… Vừa đúng sở thích lại vừa học được những câu thông dụng, tiếng lóng… chẳng phải quá tiện sao.
Bạn cũng có thể tìm cho mình vài người bạn Trung Quốc thông qua mạng xã hội. Tụi mình sẽ liệt kê những mạng xã hội đó ở phía dưới.
Ngoài ra bạn có thể tìm những người bạn qua các hội nhóm Facebook để cùng học Tiếng Trung. Có một người bạn cùng nói chuyện, giúp đỡ và sửa lỗi sẽ khiến cho bạn tiến bộ không tưởng.
Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây
Youtube: https://www.youtube.com/user/omaicay90
Facebook: Tiếng Trung Cầm Xu – Dạy phát âm chuẩn nhất Hà Nội
Dụng cụ y tế: 医疗用品器具 yīliáo yòngpǐn qìjù
Có phải bạn đã từng lập cho bản thân một lộ trình học Tiếng Trung nhưng rồi lại bỏ ngang? Bạn đã từng có một kế hoạch (mà bạn cho là) vô cùng cụ thể? Bạn cho rằng chỉ cần học 10 từ vựng mỗi ngày là 1 năm sẽ có được gần 4000 từ? Bạn nghĩ rằng như vậy là bạn có thể thành thạo tiếng Trung sau hơn 1 năm tự học? Nhưng kết quả lại thế nào? Có phải bạn ngày càng chán nản mà không thể làm theo lộ trình mà bản thân đã vạch ra?
Vậy nguyên nhân do đâu? Chính là do bạn chưa thực sự có một phương pháp học đúng đắn. Lộ trình mà bạn đặt ra quá chung chung, khó thực hiện theo trong thời gian dài. Điều này khiến bạn nhanh chóng chán nản, mất kiên nhẫn và không có được nhiều kiến thức.
Sau khi đã học xong và nắm chắc phần phát âm, bạn sẽ bắt đầu học vào giáo trình. Các bài học đều được xây dựng theo từng chủ đề từ đơn giản đến phức tạp.
Hiện tại các giáo trình mình nêu trên đều có audio đính kèm sách. Do đó, các bạn sẽ bắt đầu bài học bằng phần nghe của bài khóa và nghe đi nghe lại. Đầu tiên bạn sẽ nghe lướt qua 2 lần. Chỉ nghe, không dùng giáo trình để quen với đoạn hội thoại.
Bạn nghe và bắt đầu đọc giáo trình, xem phần pinyin và bản dịch của bài học. Đồng thời, bạn nên nhắc lại từng câu để nhớ các câu đã được sử dụng. Sau đó tự mình hình dung lại phần thoại để hiểu hết nội dung của bài khóa.
Bạn sẽ gặp rất nhiều từ mới trong từng bài học. Vì vậy, việc nghe và đọc các phần dịch giúp bạn nắm được nội dung bài học. Phần từ vựng sẽ giúp bạn hiểu chi tiết từng từ và nhớ sâu bài học hơn. Sau khi học một lượt từ vựng, đọc lại bài khóa và nhắc lại lúc không có giáo trình nhé.
Các mẫu câu, các điểm ngữ pháp xuất hiện trong bài khóa đều được tổng hợp ở cuối bài học. Đây đều là những mẫu câu thông dụng, cần phải ghi nhớ để áp dụng sau này. Vậy nên hãy nắm thật chắc nhé!
Sau mỗi bài học, giáo trình sẽ có các bài tập để luyện tập lại từ vựng và ngữ pháp. Chọn một cuốn sách cung cấp lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn dễ dàng sửa sai. Bạn có thể nắm bắt bài học tốt hơn nhờ việc này.
Các bạn cũng có thể luyện viết chữ, đặt câu cho các từ được học để nhớ lâu. Nó sẽ giúp bạn vận dụng được từ cũng như mẫu câu ở các bài lại với nhau.