Loạt phim với bối cảnh thay đổi giữa tám đất nước thu hút đông đảo người xem nhờ cốt truyện hấp dẫn và cách khai thác nhân vật sáng tạo.
Loạt phim với bối cảnh thay đổi giữa tám đất nước thu hút đông đảo người xem nhờ cốt truyện hấp dẫn và cách khai thác nhân vật sáng tạo.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè, cần thực hiện các biện pháp như uống đủ nước, mặc quần áo nhẹ và thoáng mát, và hạn chế ra ngoài vào thời gian nắng nóng nhất trong ngày. Sử dụng kem chống nắng và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV cũng rất quan trọng.
Để tiết kiệm năng lượng, có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý, tắt các thiết bị điện không cần thiết, và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Trồng cây xanh xung quanh nhà cũng giúp làm mát không gian sống và giảm nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Mùa hè là mùa đẹp nhưng cũng đầy thử thách. Cần chuẩn bị và có biện pháp thích hợp để tận hưởng mùa hè một cách an toàn và thoải mái.
Qua bài viết này, chúng ta đã biết mùa hè bắt đầu từ tháng mấy và lý do tại sao mùa hè lại nóng. Thông tin này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời tiết mùa hè mà còn chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động trong thời gian này. Hãy áp dụng kiến thức này để tận hưởng một mùa hè an toàn và thoải mái!
Mùa hè, du khách đến đảo Hokkaido hay Okinawa để tận hưởng thời tiết mát mẻ và trải nghiệm ngắm hoa, leo núi, tản bộ trong rừng.
Ngoài những điểm đến đã quá quen thuộc cho mùa lá vàng - lá đỏ hay mùa hoa anh đào, Nhật Bản còn có nhiều nơi thích hợp để du lịch mùa hè nhờ tiết trời mát mẻ và những hoạt động độc đáo. Một vài gợi ý từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) và một số website du lịch Nhật Bản nổi tiếng.
Cánh đồng hoa lavender ở Hokkaido. Ảnh: Goodluck Trip
Hokkaido được coi là điểm đến lý tưởng nhất cho mùa hè ở Nhật Bản bởi khí hậu mát mẻ và lượng mưa thấp so với những nơi khác ở miền Bắc.
Theo JNTO, Hokkaido luôn đón một lượng khách lớn trong tháng 6 nhờ lễ hội Yosakoi Soran (những điệu nhảy truyền thống) tại công viên Công viên Odori (2 tuần đầu tháng 6), lễ hội tại đền Hokkaido Shrine từ 14 đến 16/6, cánh đồng hoa oải hương Furano nở rộ (tháng 7) và Công viên Quốc gia Daisetsuzan. Đây cũng là mùa leo núi khi thời tiết thuận lợi nhất.
Các hòn đảo Rishiri và Rebun, ngoài khơi cực Bắc của Hokkaido mùa hè sẽ thu hút hơn khi nhiều loại hoa núi quý hiếm nở rộ.
Một trong những hòn đảo ở Okinawa. Ảnh: Time Out
Okinawa nằm ở cực nam của Nhật Bản, gồm nhiều hòn đảo có lịch sử như một vương quốc độc lập, khí hậu cận nhiệt đới.
Hành trình lý tưởng nhất là trải nghiệm trên xe ôtô tự lái, khám phá những bãi biển hoang sơ, những rạn san hô đầy màu sắc, rừng rậm cận nhiệt đới, quan sát cá nhám voi và nhiều sinh vật biển tại thủy cung Churaumi Okinawa. Đây cũng là nơi khai sinh ra môn võ karatedo.
Đặc biệt, di sản thế giới được UNESCO công nhận trên đảo bao gồm thành Shuri và tàn tích của vùng Tamagusuku. Thành Shuri đã bị hỏa hoạn thiêu rụi năm 2019 và đang trong quá trình trùng tu.
Chinh phục đỉnh Phú Sĩ. Ảnh: JNTO
Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất, cũng là biểu tượng của Nhật Bản (3.776 m). Núi Phú Sĩ mở cửa cho người chinh phục từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9, cao điểm từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8.
Hàng năm, núi Phú Sĩ chào đón khoảng 200.000 người leo núi, trong đó có rất nhiều người chưa từng có kinh nghiệm. JNTO cho hay không cần phải là một nhà leo núi chuyên nghiệp khi muốn chinh phục đỉnh núi được công nhận Di sản Thế giới này. Tuy nhiên, du khách vẫn cần sức khỏe tốt và chuẩn bị đầy đủ trước chuyến đi.
Người leo núi thường sẽ chọn hành trình kéo dài hai ngày, nghỉ đêm tại nhà gỗ ở lưng chừng núi trước khi lên đỉnh vào sáng sớm hôm sau để đón mặt trời mọc. Do nhu cầu lớn, du khách cần đăng ký trước theo tour.
Khu rừng Beauty Forest ở Niigata
Beauty Forest nằm ở tỉnh Niigata. Ảnh: Enjoy Niigata
Nằm ở vùng núi Tokamachi thuộc tỉnh Niigata, cách thủ đô Tokyo 300 km, Bijin-bayashi Beauty Forest là rừng cây họ sồi trên 100 tuổi nằm trên những ngọn đồi cao. Nhiệt độ ở đây thấp hơn mức trung bình 2-3 độ C nên khi tản bộ trong rừng, du khách có thể cảm nhận được không khí trong lành và làn gió mát xuyên qua những hàng cây.
Rừng Bijin-bayashi có từ những năm 1910, khi chủ sở hữu mảnh đất cần tiền để chuyển đến Tokyo. Ông đã chặt toàn bộ cây và bán, rồi tặng mảnh rừng trống cho nông dân địa phương. Sau khi đất được dọn sạch, hàng nghìn cây sồi non mọc lên, khỏe mạnh, cao và thẳng tắp. Người chủ đất mới mê vẻ đẹp của rừng nên để chúng phát triển như ngày nay.
Thời gian di chuyển từ Tokyo đến đây khoảng 2 tiếng. Du khách đi tàu JR Joetsu Shinkansen đến ga Echigo-Yuzawa, sau đó chuyển sang tuyến Hokuhoku đến ga Matsudai. Bijin-bayashi cách ga khoảng 15 phút đi taxi.
Pháo hoa tại Niigata. Ảnh: Japan Travel Blog
Pháo hoa được trình diễn trên khắp Nhật Bản vào mỗi mùa hè, đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8 nhân dịp lễ Obon nhằm tưởng nhớ tổ tiên. Đến các lễ hội này, người tham dự sẽ mặc yukata (kimono mùa hè), ghé thăm các quầy bán đồ ăn ngoài trời và tham gia các trò chơi lễ hội suốt buổi tối.
Tokyo và Yokohama là hai thành phố lớn có nhiều lễ hội pháo hoa. Ngoài ra, còn nhiều lễ hội ở các thành phố nhỏ hơn như Nagaoka ở Niigata (ngày 2-3/8), tập trung ở dọc bờ sông Shinano; Suwa ở Nagano (ngày 15/8), diễn ra gần sông Fuefuki và sông Kamanashi; hay Shinmei ở tỉnh Yamanashi, phía bắc núi Phú Sĩ, kết hợp giữa trình diễn pháo hoa và âm nhạc.
Các lễ hội pháo hoa thường đón hàng trăm nghìn du khách mỗi ngày vì vậy nên lưu ý tới việc sắp xếp chỗ ở và đi lại.
Mùa hè có nhiều tác động đến cuộc sống của con người, từ sức khỏe đến kinh tế.
Nhiệt độ cao và độ ẩm cao trong mùa hè có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các bệnh về tim mạch, đột quỵ nhiệt và các bệnh về da là những bệnh phổ biến trong mùa hè. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ mất nước và say nắng. Điều quan trọng là duy trì chế độ uống nước đầy đủ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mạnh trong thời gian dài.
Mùa hè cũng ảnh hưởng đến kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nông nghiệp và du lịch. Nhiệt độ cao và thời tiết khắc nghiệt có thể làm giảm năng suất cây trồng và gây thiệt hại cho mùa màng. Ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng khi nhiệt độ cao và các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể làm giảm số lượng du khách.
Chi phí tiêu thụ năng lượng cũng tăng cao trong mùa hè do nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ và quạt mát tăng. Điều này có thể gây áp lực lên hệ thống cung cấp điện và làm tăng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình.