Đoạn Đường Đêm Mưa Của Chế Linh Thanh Tuyền

Đoạn Đường Đêm Mưa Của Chế Linh Thanh Tuyền

Bình Chánh tổ chức Hội thi qua hình thức sân khấu hóa với Chủ đề Đã uống rượu, bia - không lái xe

Bình Chánh tổ chức Hội thi qua hình thức sân khấu hóa với Chủ đề Đã uống rượu, bia - không lái xe

II. Cộng Studio – Thương hiệu Chụp ảnh kỷ yếu hàng đầu tại Hà Nội

Sở hữu đội ngũ nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Họ sẽ giúp bạn tạo ra bộ ảnh đẹp và ấn tượng nhất.

Sử dụng thiết bị chụp ảnh hiện đại, tiên tiến nhất. Đảm bảo cho việc chụp ảnh của bạn được thực hiện với chất lượng tốt nhất.

Cung cấp gói dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Từ gói dịch vụ cơ bản đến gói dịch vụ cao cấp để có những bức ảnh tuyệt đẹp nhất.

Sẵn sàng tư vấn hỗ trợ bạn trong quá trình chụp ảnh. Đảm bảo bộ ảnh đẹp nhất và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của mình.

Cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình. Bạn có thể yên tâm trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ của Cộng mà không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì.

Cung cấp dịch vụ in ấn bức ảnh kỷ yếu lên các sản phẩm như album, khung ảnh, hay các sản phẩm tặng kèm khác như 1 album photobook điện tử, 1 video trình chiếu ảnh chuyên nghiệp hay ảnh in tặng giáo viên chủ nhiệm để bạn giữ lại kỷ niệm đẹp nhất.

Để Cộng Studio giúp bạn có được trả nghiệm trọn vẹn về bữa tiệc kỷ yếu này. Liên hệ ngay với Cộng Studio để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.

‘Tháng Sáu Trời Mưa’, một nhạc phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyên Sa đã đi vào lòng người hơn 20 năm qua. Thế nhưng giới yêu nhạc dường như vẫn còn đôi chút ngộ nhận về tác giả của ca khúc này: Ngô Thụy Miên hay Hoàng Thanh Tâm? Thật ra cả hai nhà nhạc sỹ đều phổ bài thơ này: sáng tác của Ngô Thụy Miên hoàn thành năm 1984, còn đứa con tinh thần của Hoàng Thanh Tâm ra đời năm 1987. Gần như tất cả những bản thâu âm ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ mà chúng ta nghe được cho đến ngày hôm nay là nhạc phẩm của Hoàng Thanh Tâm. Bắt đầu với tiếng hát của Thái Hiền, ái nữ của nhạc sỹ Phạm Duy, ngày nay có thể nói không ngoa là hầu hết các ca sỹ thành danh đều đã từng một lần góp tiếng vào giai điệu đẹp của ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ do Hoàng Thanh Tâm sáng tác vào một buổi chiều mưa tháng 06/1987 ở Canberra, Úc Châu.

TÂM SỰ CỦA HOÀNG THANH TÂM VỀ ‘THÁNG SÁU TRỜI MƯA’

Đây là bản tình ca đã gắn liền với cuộc đời sáng tác của tôi. Và cũng là nhạc phẩm gây nhiều ngộ nhận nhất! Vì không phải ai cũng biết đúng tên tác giả của bài hát này.

Năm 1987, khi vẫn còn sinh sống tại thủ đô Canberra ở Úc. Một buổi chiều cuối tuần tháng sáu êm ả, tôi lang thang vào thư viện Quốc Gia (National Library), và bất ngờ tìm thấy tập thơ Nguyên Sa, quy tụ những bài thơ tình tôi và những bạn trung học Pétrus Ký đã chuyền tay nhau trong lớp để cùng đọc…

Những kỷ niệm thời hoa mộng bỗng dưng hiện về tràn ngập trong ký ức tôi, với biết bao nhớ thương, tiếc nuối của một thời áo trắng sân trường. Tôi đã photocopy bài “Tháng Sáu Trời Mưa” của Nguyên Sa trong tập thơ và mang về nhà để nghiền ngẩm.

Trong niềm cảm xúc dâng trào của đêm mưa tháng sáu tại Canberra, từ trong căn hộ nhỏ bé dành cho người độc thân(Bedsitter) ở O’Connor, tôi đã trải lòng mình bằng những note nhạc chứa chan kỷ niệm của một thời niên thiếu, qua những vần thơ của thi sĩ Nguyên Sa, để rồi từ đó, tình khúc “THÁNG SÁU TRỜI MƯA” đã ra đời…

Nhạc phẩm này nằm trong Album tình ca HOÀNG THANH TÂM 2, gồm 12 tình khúc mang chủ đề: “KHÚC NHẠC SẦU CHO EM”, phần hòa âm & phối khí của nhạc sư Lê Văn Thiện, do trung tâm Giáng Ngọc phát hành tại Hoa Kỳ năm 1987.

Theo một thông lệ bất thành văn, những nhạc phẩm nổi tiếng thường thường phải được những ca sĩ hàng đầu và tên tuổi lừng lẩy như : Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc vv… thâu âm ĐẦU TIÊN.

Thật may mắn cho tôi, dù Thái Hiền không phải là một ca sĩ đang ăn khách lúc đó, nhưng cô đã giúp tôi chắp cánh cho bài hát bay thật xa, được phổ biến sâu rộng trong quần chúng, để trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm (phải) và nhà thơ Du Tử Lê.

BÀI THƠ ‘THÁNG SÁU TRỜI MƯA’ CỦA NGUYÊN SA

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa Anh lạy trời mưa phong toả đường về Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại Mười ngón tay đừng tà áo mân mê Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng…

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

Và hãy nói năng những lời vô nghĩa Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai Hãy để môi rót rượu vào môi Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống Trời không mưa em có lạy trời mưa? Anh vẫn xin mưa phong toả đường về Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu

Chế Linh (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942)[1] là nam ca sĩ người Chăm nổi tiếng, đồng thời là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi và Lưu Trần Lê. Ông nổi danh từ thập niên 60 và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu ("Tứ trụ nhạc vàng") với bốn phong cách khác nhau, ba người còn lại là: Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường.[2]

Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942[1] tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Cha mất sớm khi Chế Linh mới được 4 tuổi. Sau khi học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, Chế Linh theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang.

Tháng 8 năm 1959, ông quyết định vào Sài Gòn một mình Ông làm việc cho một ông chủ người Việt gốc Hoa rất tốt bụng – người này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.

Năm 1962, đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa tuyển ca sĩ theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hòa. Chế Linh đã theo đoàn này hát cùng với Châu Kỳ, Trúc Phương vì tiền lương rất nhiều. Hai năm sau, đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm tài xế chở đá tại núi Bửu Long (Biên Hòa) chung với nhạc sĩ Bằng Giang. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc – tình yêu âm nhạc đã bắt đầu nảy nở trong Chế Linh. Nhạc sĩ Bằng Giang là người hiểu rõ ý định của Chế Linh nên khi nhận thấy ông đủ sức đã khuyên ông theo nghề ca hát. Nhiều bài hát nổi tiếng được ông cùng Bằng Giang sáng tác như Bài ca kỷ niệm, Đêm buồn tỉnh lẻ, Đoạn tái bút,... Khoảng một năm sau, Châu Kỳ và Trúc Phương tìm ra chỗ ở của Chế Linh và khuyên ông trở về Sài Gòn. Hai nhạc sĩ quyết định sáng tác cho riêng Chế Linh những nhạc phẩm về lính, không nhắm đặc biệt vào một binh chủng nào và lời ca dễ hiểu.[3]

Năm 1964, Chế Linh hợp tác với hãng dĩa Continental cho ra đời đĩa than đầu tay Vùng biển trời và màu áo em và sau đó ký hợp đồng với hãng Dĩa Hát Việt Nam.

Mặc dù ca sĩ nữ song ca đầu tiên với ông là Thanh Tâm, nhưng Thanh Tuyền mới là người song ca ăn ý nhất. Khoảng 1967–1968, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm Hái hoa rừng cho em của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở nên ăn khách một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này.

Năm 1972, Chế Linh đoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức. Vì mùa hè đỏ lửa 1972, Chế Linh bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cấm hát vì lời hát không phù hợp.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt tại ga Sông Mao, Hải Ninh, Bắc Bình vì tội "phản động". Sau 28 tháng biệt giam, ông vượt biên thành công sang Malaysia, sau đó định cư tại Toronto, Canada. Tại đây, ông mở vài cơ sở kinh doanh và trình diễn nhiều nơi có người Việt cư ngụ.

Năm 2007, lần đầu tiên ông theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam.

Năm 2011, ông tổ chức liveshow 30 năm tái ngộ tại Hà Nội. Trong những năm sau đó, ông nhiều lần trở lại Việt Nam để du lịch và biểu diễn.

Năm 21 tuổi, Chế Linh lấy người vợ đầu tiên và có 5 đứa con sau 4 năm chung sống.

Khi đứa con thứ 5 vừa biết đi chập chững thì Chế Linh ly dị người vợ đầu để cưới người vợ thứ hai là em gái của vợ trước. Chế Linh sống với người vợ thứ hai này được 4 năm và sinh tiếp 4 đứa con.

Năm 1972, Chế Linh cưới người vợ thứ ba là Thúy Hằng mới 17 tuổi. Ông có thêm 2 người con với người vợ này. Năm 20 tuổi, bà Thúy Hằng tự sát.

Cuối năm 1975, Chế Linh tổ chức đám cưới với bà Vương Nga và có thêm 3 đứa con.

Về bút danh Tú Nhi khi sáng tác nhạc, Chế Linh cho biết có nghĩa là đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú vì "Tôi thích cái tên đó. Khi tôi còn nhỏ xíu, người ở trong làng thường bảo thằng bé này dễ thương". Còn bút danh Lưu Trần Lê, ông giải thích "Bút danh này ghép từ họ của tôi với họ của người vợ thứ nhất và người vợ thứ nhì".[4]

Những bài có dấu * ký bút hiệu Lưu Trần Lê.