Điều 11 Thông Tư Số 96/2020/Tt-Btc Tiếng Việt

Điều 11 Thông Tư Số 96/2020/Tt-Btc Tiếng Việt

Hiện tại chưa có bản dịch cho bài viết này!

Hiện tại chưa có bản dịch cho bài viết này!

Bộ tài chính ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 11/2020/NĐ-CP

Ngày 22/06/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN

Ngày 22/06/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC (Thông tư 62) hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN. Trong đó quy định một số nội dung như sau:

1. Hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN (Điều 4)

KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo 02 hình thức: Thanh toán trước, kiểm soát sau và  Kiểm soát trước, thanh toán sau.

2. Thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN (Điều 5)

Đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) gửi KBNN Giấy nộp trả kinh phí (theo mẫu C2-05a/NS) ban hành theo Nghị định số 11/2002/NĐ-CP, kèm Văn bản kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) để nộp trả kinh phí theo đúng quy định.

3. Tạm ứng, thanh toán tạm ứng (TTTƯ) (Điều 7)

- Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng trừ trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu và các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng không vượt quá 50 triệu đồng mức tạm ứng theo đề nghị của ĐVSDNS và trong phạm vi dự toán được giao.

- Đối với những khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến KBNN, ĐVSDNS phải TTTƯ chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế toán tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC và Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH).

- Đối với các khoản chi phải gửi hợp đồng đến KBNN (trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu đồng), đơn vị TTTƯ bắt đầu ngay từ lần đầu thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên của hợp đồng, mức TTTƯ từng lần do ĐVSDNS thống nhất với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thanh toán hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng.

4. Nội dung kiểm soát chi qua KBNN (Điều 6)

Điều 6 Thông tư 62 hướng dẫn cụ thể thủ tục kiểm soát chi đối với một số nội dung chi cụ thể: Các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến KBNN; Chi lương và phụ cấp theo lương; Chi mua sắm tài sản công; Chi trợ cấp; Kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; Các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại KBNN (cụ thể xem tại đây); Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước; Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền; Chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất theo Thông tư 92/2017/TT-BTC; Chi Đoàn ra; Chi CTMTQG, CTMT sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp; Các khoản chi ĐVSDNS ủy quyền cho KBNN thanh toán tự động theo định kỳ; Chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ở nước ngoài; Chi thực hiện nhiệm vụ KHCN; Các khoản chi có yêu cầu bảo mật.

- Thông tư 62 thay thế các Thông tư: Số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC; Số 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số 172/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC; Thay thế Thông tư số 18/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước; Số 84/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC;

- Bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Theo đó việc kiểm soát chi đối với các khoản chi Ngân sách xã thực hiện thống nhất theo quy định và các mẫu biểu tại Nghị định 11/2020/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn.

Chi tiết nội dung của thông tư số 62/2020/TT-BTC, vui lòng xem tại đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2023

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2021/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:

1. Tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an xã, phường, thị trấn:

a) Tổ chức thu phí được trích lại 25% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả các khoản chi hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:

- Chi phí đi lại, ăn ở, thuê phiên dịch, canh giữ người nước ngoài bị lưu giữ; chi khám chữa bệnh khi người nước ngoài bị ốm; áp giải người nước ngoài cư trú trái phép, vi phạm pháp luật về nước. Chỉ sử dụng tiền phí trích lại để hỗ trợ các nội dung chi này khi cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.

Trường hợp có công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức thu phí được quyết định chi các nội dung chi nêu trên và các chi phí trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật.

- Chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh.

- Chi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh.

- Chi phục vụ đàm phán, hợp tác đối với đối tác nước ngoài phục vụ công tác cấp thị thực và các giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài.

- Bổ sung thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (nếu có).

b) Nộp 75% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c, d Mục 2 Phần II Biểu mức thu phí, lệ phí như sau:

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

Loại có giá trị không quá 90 ngày

Loại có giá trị trên 90 ngày đến 180 ngày

Loại có giá trị trên 180 ngày đến 01 năm

Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm

1. Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18 tháng 11 năm 2023. Khoản 2 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2023.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc; - Ủy ban Tài chính, Ngân sách; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Toà án Nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể; - Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST (270b).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Anh Tuấn