Cảnh giác trước dịch vụ "lấy lại tiền bị lừa" trên mạng xã hội
Cảnh giác trước dịch vụ "lấy lại tiền bị lừa" trên mạng xã hội
Gần đây, tuyển CTV thu âm giọng nói xuất hiện liên tục trên trang mạng xã hội Facebook, kênh YouTube, review phim. Lướt đâu cũng "đụng" tuyển giọng đọc, từ bản tin tới clip mời chào.
"Giọng nói hay là tiền về tay, thu nhập từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một trang đọc thu âm, lồng tiếng. Ai quan tâm, inbox để được tư vấn nhanh chóng" - một trong số hàng trăm tin được rao trên trang chủ Facebook cá nhân.
Chúng tôi thử bấm vào đăng ký tuyển dụng, ngay lập tức có tin nhắn gửi vào hộp thoại. Nội dung gồm sáu yêu cầu cơ bản cho CTV thu âm, đọc văn bản, tiểu thuyết online tại nhà. Nếu đồng ý thì cung cấp thông tin cá nhân và nguyện vọng khi đến với công việc.
Sau khi đồng ý, tin nhắn gửi số Zalo, nhân viên tư vấn Mai Đào, mã ứng viên và yêu cầu chúng tôi kết bạn để được tư vấn chi tiết. Trong Zalo, Mai Đào gửi một đoạn văn bản, yêu cầu đọc ghi âm rồi gửi file để kiểm tra giọng.
Kết luận giọng đọc đạt, Mai Đào yêu cầu cung cấp một loạt thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nghề nghiệp, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chủ tài khoản và mã ứng viên, đồng thời thuyết phục "cung cấp thông tin để làm hồ sơ tuyển dụng và thanh toán lương mỗi ngày nếu sản phẩm được đăng tải".
Hỏi sản phẩm thu âm sẽ được đăng tải ở đâu, trên web hay mạng xã hội nào? Người này trả lời: "Sản phẩm sẽ được công ty giữ bí mật, sau khi duyệt mới đăng tải trên web công ty".
Hỏi đường link web của công ty là gì, cô ta im lặng, vài ngày sau thì khóa tài khoản. Hộp thoại Facebook cũng được đổi tên thành "Tuyển giọng hát nhí" thay tên "Tuyển giọng đọc" trước đây.
Ngày 25-4-2023, nạn nhân Minh Tâm đăng cảnh báo lên trang "Chống lừa đảo online" cho biết đã bị lừa 50 triệu đồng khi đăng ký tuyển CTV thu âm, lồng tiếng tại nhà. Các bước mời chào, dẫn dụ nạn nhân y hệt như đã chúng tôi đã gặp, tin nhắn được copy không sai một chữ.
Từ mã số ứng viên, đoạn văn bản thử giọng, cung cấp thông tin cá nhân, tham gia nhóm Telegram đóng tiền mua đơn hàng, Tâm cũng rơi vào tình trạng bị thao túng tâm lý, đóng tiền nhưng không thể nào lấy lại.
Trước đó, nạn nhân N.T.N., ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã gửi đơn tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng báo mất 102 triệu đồng vì ứng tuyển làm thêm thu âm, lồng tiếng online.
Sau các bước bị dẫn dụ nạp tiền mua đơn hàng, nạp để lấy lại tiền, nạp để khắc phục sai sót mà không phải lỗi do mình, chị N. đã mất số tiền lớn mà chị phải vay bạn bè mới có được.
Kẻ lừa đảo “cho vay tiền” sau khi chửi bậy đã thoát nick, đóng giao dịch - Ảnh TÂM LÊ
Sau hai tháng bị lừa mất số tiền gần 100 triệu đồng, ngày 31-5-2023, N.T.T., ở quận Tây Hồ, Hà Nội, bỗng bị gọi điện đòi nợ 15 triệu đồng đã vay trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng đe dọa, nếu cô không trả sẽ bị bóc phốt lên các trang mạng xã hội.
Vì quá lo lắng, cô nghĩ phải tìm cách vay tiền nạp tiếp để khỏi bị nhóm lừa đảo khủng bố tinh thần. Biết được tin, chúng tôi vội ngăn T. nạp tiền, để hỏi rõ khoản vay.
Cô cho biết: "Ngày bị lừa nạp tiền làm nhiệm vụ, do không đủ tiền nạp nên một thành viên trong nhóm Telegram nhắn tin riêng cho tôi vay 15 triệu đồng. Vì tiền nạp vào không rút ra được, mất hết nên không còn tiền trả. Chúng nghĩ bây giờ tôi có tiền rồi nên lại gọi điện đòi tiếp".
Trường hợp của T. giống thông tin các nạn nhân đăng trên trang "Cảnh báo lừa đảo trên mạng". Chiêu trò cho nạn nhân vay để dẫn dụ nạp thêm tiền, ràng buộc khoản vay khiến nạn nhân nghĩ bị mắc nợ thật.
"Người cho vay thực ra là người của nhóm lừa đảo cài cắm trong Telegram, ai làm nhiệm vụ mà thiếu tiền chúng liền nhắn tin cho vay. Khi đồng ý vay, tiền không về tài khoản của mình mà chúng nạp luôn vào nhiệm vụ, chỉ gửi bưu chuyển khoản bắt mình phải trả lại sau đó", một nạn nhân đăng cảnh báo.
Tâm lý muốn nạp thêm để lấy lại tiền, nạn nhân càng tìm cách để vay nạp. Vay bạn bè, người thân, vay nặng lãi, và giờ có khoản vay sẵn ai lại từ chối? Đồng ý nạp, nạn nhân tiếp tục rơi vào bẫy mà không hay biết.
Chúng tôi khuyên T. nên nhắn tin với kẻ đòi nợ: "Tôi nghi ngờ anh chị cũng là thành viên của nhóm lừa đảo, cùng hội cùng thuyền, yêu cầu cùng ra công an giải quyết". Cô vừa gửi tin thì nhận được phản hồi, kẻ đòi nợ chửi tục rồi tự thoát nick, chặn cuộc gọi.
Một tháng trôi qua, T. không còn bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ lần nào. Trường hợp của T. cũng giống như trường hợp nạn nhân T.H. ở Đắk Lắk. Nghe chúng tôi hướng dẫn, chị đã thoát khỏi khoản nợ 60 triệu đồng của nhóm lừa đảo cho vay vào chiều 2-8-2023.
Ngày 25/6 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Thị Ngọc (SN 1997, ở Lai Châu) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (SN 1996, ở Khánh Hòa) và Trần Hà Mi (SN 1996, ở Quảng Ninh) lần lượt nhận mức án 24 và 15 tháng tù về cùng tội danh.
Theo cáo trạng, cả ba đối tượng này, cùng một người bạn quen biết trên mạng xã hội Telegram tên Sam (là người Việt Nam, sinh sống tại Campuchia, chưa rõ thân nhân, lai lịch) cùng phối hợp đăng bài quảng cáo dịch vụ đặt tour du lịch (gồm đặt phòng khách sạn, vé máy bay giá rẻ) tại các hội nhóm trên Facebook và đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng giá thị trường để thu hút, dụ dỗ những người có nhu cầu mua vé, sau đó chiếm đoạt tiền đặt cọc. Tổng số tiền mà các đối tượng này chiếm đoạt của người bị hại gần 500 triệu đồng.
Lừa đảo du lịch không phải là khái niệm mới, cách đây hơn 1năm, Bộ Công an Bộ Công an đưa ra năm phương thức lừa đảo mùa du lịch phổ biến mà người dân dễ bị "sập bẫy". Trong đó, Bộ Công an cũng nhấn mạnh đến phương thức, nhóm người lừa đảo sẽ đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng với nhiều tiện ích kèm theo, đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc từ 30 - 50% rồi chiếm đoạt.
Mới đây nhất, ngày 10/8, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo người dùng mạng xã hội cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo này. Cụ thể, Cục An toàn thông tin cho biết, đối tượng lừa đảo đã truy cập vào trang Fanpage có tên gọi “Review Cô Tô tất tần tật” trên facebook để tìm kiếm những người có nhu cầu mua vé và đặt phòng khách sạn. Khi có người đăng bài trên Fanpage, đối tượng chủ động liên hệ, giới thiệu về phòng khách sạn và các dịch vụ mà mình cung cấp. Khi dụ dỗ được khách lựa chọn dịch vụ của mình và chuyển tiền đặt cọc, đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này.
Qua theo dõi vụ việc gần đây, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Chi nhánh Saigon Tourist thông tin, gần đây facebook của trưởng phòng hướng dẫn Saigon Tourist bị mạo danh một tên gọi khác. Tài khoản này, lấy tên một công ty tổ chức tour có một tên gọi tương tự Lữ hành Sài Gòn tourist và lệnh chuyển khoản của họ cũng gửi đến một thông tin gần giống thông tin chuyển khoản của công ty mà không phải là cá nhân.
"Việc lừa đảo tinh vi này ngày càng rộng khắp và nguy hiểm khi mà hành ảnh của nhân viên của chúng tôi cũng được lấy và đăng tải như một trang chính thống. Nếu khách hàng nào không tinh ý, thông thái để nhận biết được thì rất dễ bị lừa đảo"- bà Thu cảnh báo.
Ngoài ra, có một tình huống nữa, theo phản ánh của bà Nguyễn Hoài Thu, mới đây khách hàng đến tận trụ sở công ty phản ánh về việc ứng tuyển nhân viên Saigon Tourist. Theo lời kể của bị hại, người này đã tham gia ứng tuyển trên mạng nhưng được lưu ý là phải đặt cọc trước nhiều triệu đồng để chắc chắn hơn. Khi đến ngày hẹn để tuyển dụng chính thức, khách đến văn phòng và được biết dân sự giao dịch bấy lâu nay không phải là nhân sự của Saigon Tourist.
"Những thông tin này chúng tôi đã báo cáo với công an địa phương để cùng phối hợp giải quyết" - bà Thu cho biết.
Dưới góc độ pháp lý, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, đây là những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì những hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Về chế tài hành chính, theo luật sư Hùng, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tại điểm c Khoản 1 Điều 15 quy định: Các hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu là người nước ngoài vi phạm sẽ bị trục xuất (Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Về trách nhiệm hình sự, luật sư Hùng thông tin, tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” thì sẽ phạm “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tội danh này có loại và mức hình phạt quy định là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.